Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em như thế nào thì hiệu quả?
Viêm bao quy đầu ở trẻ em là 1 bệnh lý khá phổ biến và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm chính vì vậy các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý. Việc điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em rất cần thiết. Nhưng hết sức thận trọng để không ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục còn non nớt cũng như sức khỏe cơ thể của trẻ. Vậy điều trị viêm bao quy đầu cho trẻ như nào thì hiệu quả?
Nhận biết để điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em
Ngày nay, có đến 96% trẻ sơ sinh gặp chứng hẹp bao quy đầu sinh lý và tình trạng này sẽ hết dần sau khi trẻ được 3 – 5 tuổi hoặc, khỏi hoàn toàn khi trẻ bước vào tuổi dậy thì.
Sẽ không có vấn đề gì nếu cha mẹ chú ý vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ hàng ngày. Tuy nhiên, có một số bé gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu biến chứng hoặc do vệ sinh không tốt, cha mẹ cố gắng tự tuột bao quy đầu cho con gây viêm nhiễm bao quy đầu.
Vì trẻ còn nhỏ nên có thể không thể mô tả lại những triệu chứng khó chịu mà con đang phải trải qua khi bao quy đầu bị viêm nhiễm. Vì vậy, cha mẹ hãy nhận biết các triệu chứng tại bao quy đầu dưới đây để có cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em sớm, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng đến bé.
- Bao quy đầu của trẻ xuất hiện nốt mụn đỏ, sưng tấy, bao da căng bóng.
- Trẻ quấy khóc, có biểu hiện khóc la khi đi tiểu, trẻ lớn hơn có thể kêu đau và sợ hãi khi đi tiểu,
- Cha mẹ kiểm tra bao quy đầu của con thấy các biểu hiện dính, lỗ sáo xuất hiện lớp bựa sinh dục màu trắng đục, sạn như vôi.
- Viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh khi nặng hơn sẽ nhận thấy nước tiểu của trẻ có màu vàng đục, khai nồng và đôi khi có lẫn máu hoặc rỉ máu tại bao quy đầu khi có va chạm.
Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em như thế nào?
Việc điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ cần được tiến hành sớm ngay khi nhận thấy các biểu hiện đầu tiên để tránh cho bé những tổn thương, khó chịu do viêm nhiễm gây ra.
Việc chữa viêm bao quy đầu chỉ có thể đạt được kết quả khi xác định được chính xác nguyên nhân viêm bao quy đầu (loại vi khuẩn gây bệnh). Nếu chữa trị tùy tiện không những có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn mà còn gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Vì vậy, khi thấy con có các triệu chứng kể trên, cha mẹ hãy đưa con đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm cụ thể và đưa ra cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em phù hợp. Các cách điều trị thường được áp dụng như:
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Sử dụng thuốc chữa viêm bao quy đầu là cách mà bác sĩ thường chỉ định trong trường hợp lớp da bao quy đầu của trẻ bị nhiễm khuẩn thông thường. Các loại thuốc được sử dụng là thuốc kháng sinh, kháng viêm dạng uống, thuốc mỡ bôi hoặc nước rửa với độ sát khuẩn vừa phải chuyên dụng cho trẻ em.
Vì trẻ còn nhỏ nên việc sử dụng thuốc không thể tùy tiện, cha mẹ nhất thiết phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị trên cơ sở cân nhắc những mặt lợi và hại mà thuốc gây ra đối với sức khỏe của trẻ. Việc tùy tiện mua thuốc về chữa trị có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.
Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em bằng can thiệp ngoại khoa
Khi trẻ đã lớn trên 8 tuổi, bước vào tuổi dậy thì mà tình trạng viêm nhiễm bao quy đầu thường xuyên xảy ra do dài hoặc hẹp bao quy đầu bệnh lý. Sau khi điều trị viêm nhiễm thành công, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa chích hẹp hoặc cắt bao quy đầu dài để viêm nhiễm không tái phát.
Hỗ trợ điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em
Ngoài cách chữa trị tích cực tại cơ sở y tế kể trên, cha mẹ nên thực hiện các giải pháp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm cho con như sau:
- Vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ, có thể sử dụng nước muối sinh lý rửa các nếp gấp và phía trong bao quy đầu cho trẻ.
- Không sử dụng tăm bông để vệ sinh bao quy đầu vì có thể gây tổn thương nặng hơn, không xối nước quá mạnh trực tiếp vào bao quy đầu của trẻ vì có thể đẩy mầm bệnh vào sâu bên trong.
- Cho trẻ mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát,…
- Đừng cố gắng tuột bao quy đầu của trẻ khi còn quá nhỏ vì có thể gây tổn thương và viêm nhiễm nặng hơn.
Hi vọng những thông tin về cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh phiền toái này từ đó có biện pháp bảo vệ kịp thời cho bé nhà mình.
Nếu mọi người có thắc mắc gì có thể đến Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế - 12 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội để được các bác sĩ Nam học – Ngoại tiết niệu của tư vấn cụ thể hơn. Bạn có thể nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc liên hệ đường dây nóng: 0836.633.399 - 0243.825.5599 (hoàn toàn miễn phí).
Bài viết liên quan:
Điều trị viêm bao quy đầu bằng thuốc gì?
Có nên chữa viêm bao quy đầu bằng đông y không?
Những loại thực phẩm nên sử dụng khi điều trị viêm bao quy đầu